Chồng và những người tình – Trang Hạ

Mẹ thích truyện ngắn này quá nên cất ở đây để một ngày nào đó sẽ dành tặng Vừng, trong truyện có hình ảnh của mẹ, của bố….”Và ngoái lại nhìn chồng, người không bao giờ biết nói những câu bay bổng.
Thế nhưng chúng ta lại xuất hiện vào lúc chúng ta cần nhau nhất trong đời.”


Sống là một hành trình tìm kiếm tình yêu.
Tôi tìm được ba người.
Người đầu tiên là người tôi yêu nhất trên đời, người thứ hai là người yêu tôi nhất, người thứ ba là người sống trọn đời bên tôi.
Tôi sẽ tìm thấy người tôi yêu nhất đời, đầu tiên, bởi vì tìm được anh, tôi mới hiểu tình yêu là gì; Nhờ anh tôi biết cảm giác yêu và được yêu, vì thế tôi phát hiện ra người thứ hai, người yêu tôi nhất. Khi đi qua người mình yêu nhất và người yêu mình nhất, học được tình yêu, mới biết rằng mình cần gì, và vì thế tìm được người mà ta cần, người sẽ cùng ta cả cuộc đời.
Nỗi đau đến từ chỗ, ba người ấy không phải là một. Họ không phải là một, nên người ta yêu nhất vĩnh viễn không bao giờ chọn ta.
Người yêu ta, chưa phải là người có được tất cả tình yêu. Và người ở bên ta cả đời, cay đắng thay, không phải ta yêu nhất, họ cũng không yêu ta nhất. Chúng ta chỉ là vào lúc thích hợp nhất, xuất hiện trong đời nhau.
Anh sẽ là người nào trong đời em?
Không ai muốn là người thay lòng đổi dạ, lúc anh ấy yêu ta, anh ấy thật lòng yêu. Nên khi chia tay, thật sự là bởi không còn yêu nữa. Có điều khi người thứ nhất, thứ hai thậm chí thứ ba đi khỏi đời ta, ta giữ họ lại, không phải bởi tình yêu, mà bởi lòng tự trọng.
Tình yêu không có nghĩa là có được nhau. Khi bạn yêu mặt trăng, bạn có giấu được nó cho riêng mình không, hay cho dù bạn quay lưng căm ghét thì ánh trăng vẫn cứ chiếu vào phòng qua cửa sổ? Nếu không giữ lấy nhau được thì cứ để tình yêu như ánh trăng, soi vào trong ký ức, trong số phận bạn, như căn phòng mở ngỏ cửa về phía người yêu.
Những lúc yêu tha thiết nhất, bạn và tôi đều thích nghe người yêu hứa hẹn. Nhưng khi người đầu tiên không còn yêu ta, người thứ hai ta không còn yêu. Và rồi cả hai đều không ở bên ta cả đời, có phải những lời thề ấy trở thành lưỡi dao đâm xuyên trái tim ta?
Những lời thề hẹn ngọt ngào nhất, đẹp đẽ hạnh phúc nhất thường không bao giờ trở thành sự thật! Bởi những lời thề có thể trở thành sự thật, tức trở thành cuộc sống sau này của bạn, cơm áo gạo tiền, con cái, gánh nặng đường dài ở bên bạn, thì làm sao bay bổng được?
Vì thế, có những lời yêu làm bạn cảm động suốt đời, nhưng người đàn ông đó mãi mãi không bao giờ ở bên bạn lúc bạn cần. Những lời hứa hão luôn là những lời xúc động nhất.
Và ngoái lại nhìn chồng, người không bao giờ biết nói những câu bay bổng.
Thế nhưng chúng ta lại xuất hiện vào lúc chúng ta cần nhau nhất trong đời.
Phải không, người đang cởi trần bận bịu đóng bỉm cho con, ngồi sau lưng ta?

RED VELVET CAKE

Công thức được thử nhân dịp sinh nhật ông ngoại, cốt bánh chắc nhưng ngon, đặc biệt thành phần kem làm từ 90% chees nên rất hấp dẫn với những tín đồ của pho mai.
Bánh được tiêu diệt gọn trong vòng 02 tiếng đồng hồ…

This slideshow requires JavaScript.

Công thức – từ cuốn I LOVE SUGAR (cho 12 – 16 phần ăn)
Cốt bánh: (khuôn tròn 23 cm nướng trong 40 – 45 phút ở nhiệt độ 190)
1./ 225 g bơ lạt
2./ 4 tbsp nước
3/. 55g bột cocoa nguyên chất
4./ 03 trứng lớn (khoảng 190g cả vỏ)
5./ 250 ml buttermilk (mẹ Vừng thay bằng whipping creme)
6./ 02 tsp vani nước
7./ 02 tbps màu đỏ – Có màu thì bánh sẽ đẹp hơn nhưng không có cũng không sao.
8./ 280g bột mì (loại cake flour)
9./ 55g bột bắp
10./ 1 + 1/2 tsp banking powder
11./ 280g đường – tùy khẩu vị, mẹ Vừng cho khoảng 160g đường cát trắng.
Phủ bánh:
1./ 500g kem phô mai để mềm – mẹ Vừng dùng loại của Anchor
2./ 60g đường – tùy khẩu vị. Phần này có thể nêm nếm, nhưng theo mẹ Vừng nếu để ngọt quá sẽ mất vị chua nhẹ của Pho mai.
3./ 40g bơ lạt
4./01 tsp nước vani
Cách làm phần cốt bánh:
Vặn lò 190 độ để sẵn; chống dính khuôn hoặc dùng khuôn đế rời thì không cần chống dính.
12./ Cho 1, 2, 3 vào một cái tô inox, đặt lên bếp đun cách thủ cho đến khi có hổn hợp mượt, nhắc xuống ngâm tô inox vào chậu nước mát để hỗn hợp thật nguội.
13./ Cho 4,5,6,7 vào máy đánh trứng, đánh kỹ thành hỗn hợp đồng nhất.
14./ cho 8,9,10 vào một cái thố, trộn đều, rây kỹ.
Trộn lần lượt 12 vào 13, chia hỗn hợp bột thành 03 phần trộn nhanh tay vào hỗn hợp lỏng sau đó trộn hết phần đường vào thành một hỗn hợp đồng nhất.
Đổ hỗn hợp vào khuôn nướng cho đến khi chín, lấy bánh ra để nguội.
Cách làm phần phủ bánh
Cho 1,2,3,4 vào máy đánh trứng, đánh thành hỗn hợp mềm mượt – khoảng 05 phút ở tốc độ cao.
Ráp bánh:
Chia bánh thành 02 phần, chét phần hỗn hợp pho mai vào giữa và phủ mặt bánh, trang trí tùy thích, dùng lạnh.

Copy pass một entry của chị Rùa:

Là một loại bánh thông dụng, cơ bản, nhưng gateau/sponge gây “khó dễ” cho nhiều người. Có lẽ vì chưa nắm bắt được nguyên lý chung. Bài này hơi dài, hy vọng mọi người đủ kiên nhẫn đọc để dễ thành công hơn. Cố gắng tổng hợp lại đây theo những gì rùa hiểu được về loại bánh này trong đầu nên bài viết có thể sẽ chưa được hoàn chỉnh do sẽ có chỉnh sửa mỗi khi có thêm thời gian rảnh rỗi.

Cân bằng nguyên vật liệu: – Có nhiều loại bánh được gọi chung là gateau/sponge nhưng chúng có cấu trúc thành phẩm tương đối khác nhau.

Rùa tạm chia thành 3 loại chính: + Loại đặc biệt nặng, nhiều chất: còn gọi là pound cake/butter cake thường có tỷ lệ 225g trứng (cân cả vỏ) – 225g đuờng – 225g bột mỳ, cần sự trợ giúp nở của bột nở. + Loại thứ hai có độ xốp hơn loại thứ nhất: 225g trứng – 140g đường – 140g bột mỳ. + Loại nhẹ nhất và thông dụng nhất: 225g trứng – 115g đường – 115g bột mỳ. Công thức làm bánh cuộn từ đây. Với loại thứ ba, tỷ lệ đường và bột có thể thay đổi đôi chút, ví dụ 85g đuờng và 115g bột. Với mức thay đổi này, độ nở của bánh sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu sử dụng thêm bơ, giới hạn ở 1/4 trọng lượng của đường hoặc bột, đun chảy để nguội hơi ấm và trộn sau cùng.

Trứng: Trong mọi công thức bánh gateau/sponge, trọng lượng của trứng quyết định trọng lượng các nguyên vật liệu còn lại. Rùa có thói quen đếm / cân trứng trước khi tính xem sẽ làm bao nhiêu bánh. Trứng, ở đây có nghĩa là nguyên quả bao gồm lòng trắng và lòng đỏ. Nhưng trong một số truờng hợp, mọi người có thể thay bằng 100% lòng trắng hoặc lòng đỏ. Nhiều lòng đỏ, có nghĩa là bánh sẽ nặng hơn, độ nở kém đi do trong lòng đỏ không chứa nhiều nước bằng lòng trắng, đường cũng sẽ khó tan hơn. Nhiều lòng trắng, bọt khí trong bánh to hơn, do đó nở cao hơn. Trứng cần phải được giữ nguyên trong vỏ cho đến khi sử dụng. Không đập trứng trước trong một thời gian dài hay để qua đêm.

Đường: Đường kính trắng, hay đường xay/đường bột là loại được dùng bởi chúng dễ hòa tan đều. Trọng lượng cân bằng là quan trọng bởi nó quyết định chất lượng của bánh. Ít đường quá (với lý do không thích ăn ngọt) có thể ảnh hưởng đến màu sắc và mùi vị của bánh, ngoài ra còn làm cho bánh cứng hơn bởi nguyên liệu không được cân bằng (ít đường —> nhiều bột).

Bột: Thông thường, bột mỳ đa dụng được sử dụng nhưng để sử dụng đúng thì không chỉ có thế (đấy, rùa vợ đã bảo là làm bánh cũng là 1 bộ môn khoa học) Bột trong gateau/sponge thường nên có tỷ lệ tinh bột và protein vừa phải. Có nghĩa là với một chút gluten, cấu trúc bánh sẽ vững vàng hơn, nhưng gluten cao lại làm cho bánh dai (bột giàu gluten sử dụng trong công thức bánh mỳ tạo độ dai). Bột mỳ với độ tinh bột cao (cake flour) sẽ làm cho bánh nhẹ, nhưng dễ bị xẹp khi lấy ra khỏi lỏ. Tốt nhất, trên nguyên tắc, là sử dụng bột làm bánh mỳ (bread flour) pha với bột mỳ mịn (cake flour).

Bơ: Bơ được thêm vào bánh không chỉ làm tăng mùi vị, đồng thời tăng chất lượng của bánh. Bánh sẽ nặng hơn một chút nhưng đồng thời cũng lâu hỏng hơn Sự kỳ diệu của Bơ.

Mứt, hạt: Các loại hạt được giã nhỏ có thể được trộn vào bột bánh mà không cần phải sửa đổi các nguyên liệu khác, tuy nhiên nếu hạt to, nặng thì sẽ chìm xuống đáy. Có thể sử dụng bột của các loại hạt để trộn chung trong hỗn hợp bột, tuy nhiên khi đó, ta tạm thời quên bơ ( ) Nếu sử dụng bột của hạt, thì cần trừ số bột mỳ tương ứng. Các loại mứt (khô) có thể được thái nhỏ, trộn vào sau cùng.

Bột Cocoa, chocolate: Bột cocoa nguyên chất có thể thay thế 1 phần của bột mỳ. Cho mỗi 455g bột mỳ, không sử dụng quá 85g bột cocoa. Trộn và rây đều cocoa và bột mỳ trước khi trộn bột vào bánh. Chocolate nguyên chất có thể đun chảy rồi trộn từng phần vào bột. Chocolate ngọt có thể cũng làm tương tự, tuy nhiên cần bớt đường trong công thức nếu độ đường trong chocolate cao.

Cách đánh bông: Có nhiều cách để làm bánh gateau/sponge nhưng có 2 loại cơ bản: phương pháp nóng và phương pháp lạnh.

Nóng: Đường và trứng khuấy đều, đun cách thủy cho đến khi ấm, khoảng hơn 40 độ C hoặc đến khi đường tan hết. Dùng máy đánh bông trứng khi đạt đến độ đông cứng. Trộn bột và thêm bơ (tùy thích). Công thức là 2 phần trứng, 1 phần đường, 1 phần bột. Ví dụ 240g trứng – 120 g bột – 120 g đường – 1 nhúm muối và 1 chút bơ chảy.

Lạnh: Như trên, nhưng bỏ qua công đoạn đun cách thủy. Bánh sẽ khô hơn một chút, và thường được quét thêm chút ruợu tạo độ ẩm và mùi vị.

Các phương pháp khác: nhất thời không nhớ hết nhưng còn 1 cách đánh lòng trắng và lòng đỏ + đường riêng.

Bột bánh ladyfinger/champagne: là bột gateau/sponge hơi khác một chút để làm tiramisu, gateau Malakoff, charlotte Russe. với nhiều bọt khí hơn trong bột, tạo độ xốp và do đó độ thấm cao.

Bánh Othello: tuơng tự như ladyfinger nhưng sử dụng thêm lòng trắng.

Khay/khuôn nướng bánh: Thay vì dùng giấy nến để lót khuôn thiếc bạn có thể chọn mua tấm Silicopat bằng silicon thay cho cả khuôn nướng và giấy lót. Tấm Silicopat này chống dính rất tốt và có thể chịu được nhiệt độ nướng lên tới 260 độ C. (Có thể mua khuôn này ở 155 Khâm Thiên, Hà Nội). Phải chuẩn bị khuôn nướng trước khi bắt đầu trộn bột do phải nướng bánh ngay sau khi trộn xong bột, trước khi bọt khí vỡ gây ra chai bánh.

Nhiệt độ nướng: Khuôn càng sâu, bánh càng dày thì nhiệt độ nướng càng giảm để tránh cháy mặt bánh. Tuy nhiên với bánh cuộn, sử dụng tấm silicopat hỗn hợp bột mỏng ta phải nướng nhiệt độ cao và thời gian ngắn trước khi bánh kịp khô cứng.

Công thức làm bánh Nguyên liệu: – 200-225g trứng (5 trứng gà ta) – 90g đường – 95g bột mỳ đa dụng + 5g bột năng, trộn đều, rây qua rây cho đều. – 1 nhúm muối – 20 g bơ chảy, để ấm.

Cách làm: (theo phương pháp đánh lạnh) – Trứng và đường đánh chung. Sử dụng máy trộn, khoảng 4′ sẽ đuợc hỗn hợp như ý. Nguyên lý tạo nở của bánh là do bọt khí có trong hỗn hợp. Nếu theo dõi, mọi người sẽ thấy ở 1 phút đầu tiên, bong bóng trong hỗn hợp lớn, và trong suốt. Càng về sau, bọt khí có đường kính đều nhau hơn, bắt đầu nhỏ dần lại. Ở phút thứ 3, khi nhấc que đánh bột lên, hỗn hợp sẽ chảy nhanh xuống, cho muối vào . Đánh tiếp một thời gian nữa bọt sẽ nhỏ hơn, và cứng hơn, khi chảy xuống tạo hình chóp.

Cuối tuần với choux hột gà và Mousse mứt cam

Cuối tuần, miền Bắc hồ hởi đón mừng sinh nhật lần thứ 1000 của thủ đô, miền Trung oằn mình hứng bão, miền Nam thì tối mặt với mưa…

Thành phố HCM cứ mưa xuống là ngập nước còn bình thường thì chỉ kẹt xe…, cuối tuần này Vừng không đi chơi được vì còn bận ở nhà đón xem duyệt binh và tin bão ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, trời mưa như đang có bão, mẹ lại bật lò, thử một loạt công thức bánh mới:

Bánh choux kem hột gà:

Vỏ bánh: được khoảng 36 cái cỡ trái chanh.

Nguyên liệu:

– Nước: 190ml
– Bơ: 70gr
– Đường: 1 nhúm
– Muối: 1 nhúm
– Bột mỳ: 120gr
– Trứng: 4 quả

Cách làm:

– Nước, bơ, đường, muối cho vào xoong nấu sôi, bột mỳ đổ vào khuấy ở lửa nhỏ đến khi bột mịn kết thành một khối không dính nồi.
– Bắc ra khỏi bếp, cho từng quả trứng vào dùng máy đánh trứng đánh đến khi nhuyễn mịn, dẻo dai.
– Cho vào bao bắt kem, dùng đuôi sao bắt từng bánh.
– Nướng 165 độ C 20 phút
– Bánh vàng để trong lò 15 phút mới lấy ra để bánh không bị xẹp.

Nhân kem: (vừa đủ cho lượng vỏ bánh ở trên)
_ 4 lòng đỏ trứng
_ 50g bột mì
_ 25g bột bắp
_ 500ml sữa tươi
_ 80 g đường cát
_ 25g bơ lạt
_ vannille essance

Cách làm :

– Khuấy đều trứng + đường + sữa sau đó lọc qua rây để không bị óc trâu.

– Tiếp tục đổ bột vào khuấy đều, nên chia bột thành 03 phần, cho vào từ từ để hỗn hợp mịn.
– Để lửa vừa và khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp hơi trong và quánh lại là được.
– Để nguội, cho vannile và bơ vào trộn đều.
– Cho vào bao bắt kem để bóp vào trong vỏ bánh

Bánh dừa tấm:

Nguyên liệu:

– 120g tròng trắng trứng tươi (khoảng 04 quả)

– 80 g đường cát

– 250 g dừa xấy

– Một chút muối

Cách làm:

Đánh bông trong trắng trứng với đường và muối, đến khi tròng trắng bông cứng, cho dừa xấy vào trộn đều, hỗn hợp trộng xong thấy hơi ẩm, có thể kết dính thành một khối là được.

Lò đã để nóng sẵn ở 165 độ C, lấy hai muỗng nhỏ, xúc từng khối hỗn hợp cỡ bằng trái tắc đặt lên khay nướng đã lót giấy chống dính, đưa vào lò nướng đến khi thấy phần dừa bên ngoài có màu vàng nâu là bánh chín.

Bánh nếu muốn giòn lâu, sau khi nướng xong có thể xấy 20 phút ở mức nhiệt 60 độ sau đó để nguội cho vào lọ có nắp kín.

Bánh nướng hơi cháy sẽ có mùi rất thơm.

Pancake: Món bánh này thường được mẹ Vừng làm để bố con Vừng ăn vào sáng thứ 7, bánh được dọn ăn kèm với syrup marble hoặc syrup strawberry.

Công thức này tuy chưa vừa ý lắm ( do ít béo) nhưng do đã quên mất công thức yêu thích nên đành phải dùng tạm và tiếp tục dành thời gian tìm lại công thức cũ. Công thức này được lấy từ blog của chị Rùa Khai Tâm:

Công thức:

Nguyên liệu:

– 190g bột mỳ đa dụng

– 5g bột nở (baking powder)

– 5g muối

– 10g đường

– 300ml sữa tươi (không đường)

– 1 trứng (nhiệt độ phòng)

– 50g bơ

– 1 chút vani

Cách làm:

Bột mỳ trộn chung với bột nở cho đều.

Sữa tươi và bơ cho vào nồi, làm ấm đến nhiệt độ khoảng 40 (ấm tay), đủ để bơ tan chảy nhưng không quá nóng.  Cho muối, đường, vani.  Khuấy đều.

Đổ hỗn hợp sữa vào bột.  Thêm trứng và khuấy đều.

Dùng chảo chiên chống dính, rót khoảng 5ml dầu ăn.  Khi dầu nóng, đổ 1 muôi bột, láng cho tròn.  Rán vàng đều 2 mặt.

Dùng nóng.

Mousse mứt cam:

Vợ biết làm bánh

Bài viết này sưu tập từ Internet, để vào đây để chồng không phải cảm thấy cô đơn trong thảm cảnh…

“TP – Vợ biết làm bánh, nghe qua thấy rất hâm mộ. Sáng ăn sáng bằng bánh mỳ nóng hổi vợ làm, tối ăn cơm xong làm mấy cái bánh quy vợ nướng, trước khi đi ngủ làm cái bánh nhân mặn vợ làm cho chắc dạ, sinh nhật con thì tắt đèn thổi nến trên chiếc bánh gatô made in Vợ bakery. Chưa hết, mỗi lần làm bánh xong vợ còn chụp ảnh post công thức trên blog để làm hàng với vợ các cậu bạn khác.

Vợ biết làm bánh thật là hạnh phúc, thật là hạnh phúc, không thể hạnh phúc và tự hào hơn. Thật. Thật như mình đã từng nghĩ thế sau khi đọc blog vợ mấy thằng khác biết làm bánh.

Và thế là mình gật đầu cái rụp khi vợ ỏn ẻn bảo: “Anh ơi cho em mua cái lò nướng” (nên hiểu là mua cho em cái lò nướng), rồi lại gật đầu tiếp khi vợ tham gia vào cái câu lạc bộ hay hội làm bánh khỉ gió gì đó trên mạng, chắc mẩm quả này yên thân để chơi sudoku rồi.

Vợ biết làm bánh, nghĩa là phải hiểu rằng, không phải cứ trộn bột cho vào nướng là ra cái bánh, mà nó có thể là một cái gì đó gần như thế, hoặc không phải như thế, không thể ăn, mà chỉ để cho vào thùng rác.

“Bao nhiêu người đã vứt hàng kilôgam bột vào thùng rác ý chứ, như em là ít đấy”. Vâng, ít, thế còn thế nào mới gọi là nhiều?

Vợ biết làm bánh, nghĩa là chuyện chăm sóc con cái (và bố con cái) chuyển giao cho osin và chồng. Thay vì ngồi bắn dynomite, chơi sudoku, chơi đế quốc, thì mình lại phải ru con ngủ, thay bỉm, pha sữa, để dành thời gian cho vợ lên mạng giao lưu học hỏi tìm công thức, xem video, đọc blog,…, hay thậm chí chỉ để nghĩ xem mai làm bánh gì.

Vợ biết làm bánh, nghĩa là mình cũng phải tập trộn bột, đánh trứng, và nặng nhất là đập bột. Còn nếu mà kêu đập bột mỏi tay thì vợ có ngay ý tưởng: “Mua cái kitchen aids ý anh ạ, đỡ phải đập bột” “Bao tiền hả em” “Tám triệu”.

Thôi, thế bằng cả tháng lương rồi, xài tạm cái kitchen aids chạy cơm có bằng master này cho đỡ tiền điện em ạ, ngoài các chức năng trộn-đập bột, nó còn có thể hát mọi bài theo yêu cầu, chưa kể nó còn biết đèo vợ đi mua bột.

Vợ biết làm bánh, nghĩa là khả năng văn học và khả năng diễn xuất của mình cũng phải nâng cao, vì thường xuyên phải đưa ra các nhận xét và đánh giá sao cho khách quan (theo hướng khen) và tự nhiên nhất.

Đồng thời cũng phải làm sao cho các câu bình luận dở hơi trở nên đáng yêu hơn bao giờ hết, kiểu như: “Cái này trông giống bánh mỳ phết” (bánh mỳ ko giống bánh mỳ thì giống bánh gì hả trời), hay “ăn cũng giống bánh quy đấy chứ” (không lẽ giống bánh chưng???).

Đôi khi còn phải tìm ra những điểm giống cái bánh nhất của một sản phẩm vốn không phải là cái bánh để động viên vợ.

Vợ biết làm bánh, là mình phải hiểu chức năng chính của cái bánh làm ra là để chụp ảnh và đưa lên blog, chứ không phải để ăn. Mẻ bánh nóng giòn vừa ra lò mà sờ tay vào là ăn đòn ngay, khôn hồn thì biết đường mang máy ảnh xuống cho vợ chụp, còn thì tìm cái nào đui què mẻ sứt mà chén.

Vợ biết làm bánh, thì mình cũng phải ghi nhớ tên các vợ của người khác, ví như chị Khai Tâm, chị Cúc Bebibo, hay mẹ Cu Kít, chị Thủy luongtam,…, đồng thời phải nhớ luôn ai làm bánh gì giỏi, hay thậm chí con ai xinh hơn, để còn nói chuyện với vợ.

Vợ biết làm bánh, đến chiều Chủ nhật thay vì đi xem V – Leagues, thì phải ở nhà trông con cho vợ đi offline hội bánh, làm mình phải lừa mãi cho ông bà trông mới trốn đi được, trong khi mình xin đi offline hội đế quốc thì bảo: chơi chưa đủ hay sao mà còn phải offline. Thế làm bánh chưa đủ hay sao còn phải offline?

Vợ biết làm bánh, mình chợt nhận ra, mình thật giàu trí tưởng tượng và tưởng bở.

Loáng thoáng hôm qua nghe vợ dọa còn sắp mua máy làm kem, không biết bang hội làm kem có hay offline không nữa, hoảng quá”

This slideshow requires JavaScript.

Chocolate nhân dừa

Công thức này cho ra một sản phẩm dễ dùng, có thể vừa miệng nhiều người.

Từ công thức gốc là nhân dừa, chúng ta có thể bổ sung thêm các loại hương vị khác như lá dứa, sầu riêng, cam…Tùy khẩu vị và sở thích, có thể thêm các hương vị này vào chocolate hoặc vào phần nhân dừa. Tuy nhiên, nếu quyết định thêm hương vị vào chocolate thì phải làm ngay, tránh để chocolate này đông lại vì nếu khi đông lại nó sẽ không chảy ra được nữa, lúc đó thì chỉ béo anh thùng rác.

Công thức chocolate nhân dừa:

Nguyên liu :
_ 100ml whiping creme – mua loại của Anchor có bán tại Lan Trinh, khoảng 120k/ 01 l

_ 250g bơ lạt – bơ mua của Lan Trinh – 122 k/ kg
_ 100g đường cát – Lượng đường này có thể gia giảm tùy khẩu vị, tuy nhiên công thức gốc là 300gr
_ 300g dừa sấy khô – Loại dừa này có thể mua ở siêu thị (Coop. Maxi…) mỗi gói có trọng lượng là 250gr (12k/ gói)
_ Chocolate nguyên liệu bao gồm cả trắng và đen; loại này có bán ở chợ Bến Thành, khoảng 80k/ kg của Malaysia.

– 01 nhúm muối.
Cách làm :
*Phần nhân: nên làm từ tối hôm trước
_ Cho whipping + đường + bơ + muối vào nồi và bắt lên bếp nấu sôi, khuấy tan đều. Tắt bếp.

_ Đổ dừa vào hỗn hợp, trộn đều, thêm dừa vào cho đến khi thấy hỗn hợp hơi rời rạc thì ngưng. đổ hỗn hợp vào khuôn chữ nhật hoặc vuông có lót giấy chống dính, dùng mặt ngoài của muỗng ém dừa san bằng mặt. Cho vào tủ lạnh đến khi đông , tốt nhất là để qua đêm.

_ Lấy dừa ra khỏi khuôn, cắt khối vuông hoặc khối chữ nhật, cho vào tủ lạnh tiếp.
*Phần vỏ:
_ Socola mang chưng cách thủy hoặc cho vào lò vi sóng quay cho chảy, nêm thêm các loại hương liệu tùy thích. Chừa lại 1 ít, cho vào bao bbk để lát vẽ hoa văn lên kẹo.

_ Lăn khối dừa vào socola chảy rồi đặt lên khay có lót giấy nến hoặc miếng nilong. Lưu ý, đối với dừa đã cắt miếng, nhúng socola đến đâu thì mang ra đến đấy, còn lại nên để trong tủ lạnh; Về phần socola thì nên đợi cho hơi nguội thì hãy nhúng nhân vào, tránh để sức nóng của socola làm tan nhân, viên kẹo sẽ không vuông vắn.

– Tạo hình các viên kẹo cũng có thể dùng các cup socola có bán sẵn ở chợ, với cách này thì chúng ta có thể vo phần dừa thành viên tròn, đặt vào giữa cup nhôm rồi rưới socola lên, để đến khi nguôi phần socola sẽ cứng lại.
_ Sau khi tạo hình, đợi cứng lại rồi dùng socola vẽ trang trí lên từng viên kẹo. Bảo quản lạnh.

*Ăn lạnh sẽ ngon hơn!!!

This slideshow requires JavaScript.

Phân biệt các loại bột làm bánh

1. Bột mì thường: hay còn gọi là bột mì đa dụng. (Plain flour, all-purpose flour).

Đây là loại bột phổ biến nhất và thường được sử dụng nhiều khi làm bánh ngọt “cây nhà lá vườn”. Loại bột này có ứng dụng rộng rãi trong nhiều công thức bánh ngọt để tạo sự tiện lợi cho người làm bánh. Còn với các cửa hàng bánh chuyên nghiệp thì bột mì đa dụng thường không được dùng mà những người thợ làm bánh nhất định sẽ lựa chọn những loại bột chuyên dụng cho từng loại bánh, phụ thuộc vào yêu cầu hàm lượng gluten của bánh.

2. Cake flour:

Loại bột này có hàm lượng gluten rất thấp, bột rất nhẹ và mịn, màu trắng tinh. Cake flour được sử dụng để làm các loại bánh có kết cấu bông xốp, mềm, nhẹ.

3. Bread flour
(bột bánh mì)

Loại bột có hàm lượng gluten cao dùng để làm bánh mì. Gluten sẽ tương tác với men nở để phát triển tạo nên kết cấu dai và chắc cho bánh mì.

“Họ hàng” với loại bột bánh mì này còn có loại High-gluten flour, loại bột chuyên dụng để làm các loại bánh mì vỏ cứng, giòn, ví dụ như đế bánh pizza hoặc bagel.

4. Self-rising flour:

Loại bột đã trộn sẵn baking powder và đôi khi cả muối. Bột này có ưu điểm là baking powder được trộn rất đều với bột mì, tuy nhiên ứng dụng của nó lại hạn chế hơn vì 2 lý do: một là mỗi loại bánh khác nhau có yêu cầu lượng baking powder khác nhau, hai là baking powder sẽ giảm tác dụng theo thời gian, vì thế có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng bánh.

5. Pastry flour:

Cũng là một loại bột có hàm lượng gluten thấp, nhưng vẫn cao hơn cake flour. Bột có màu trắng kem, thích hợp để làm vỏ bánh pie, cookies, bánh quy và muffins.

Ngoài ra còn các loại bột khác không phải bột mì nhưng cũng thường cần đến khi làm bánh.

Bột ngô

Tiếng Việt chỉ gọi chung là bột ngô, nhưng bột ngô cũng chia làm 2 loại cơ bản:

– Bột ngô trắng (cornflour, cornstarch): bột trắng, mịn và rất nhẹ, làm từ tâm trắng của hạt ngô. Trong nấu ăn thì bột ngô còn có tác dụng là chất làm sệt khi nấu các món súp hoặc sốt.

– Bột ngô vàng (cornmeal, hay đôi khi còn được gọi là Polenta): là bột được xay từ nguyên hạt ngô khô.

Ngoài ra còn có rất nhiều tên gọi các loại bột khác mà gần như nếu dịch sang tiếng Việt thì rất khó để hình dung vì người VN vốn ít quen thuộc với những loại hạt này. Mình cũng vậy, vì thế mình chỉ điểm qua các tên gọi để mọi người cùng có chút khái niệm về những loại bột từ các hạt lương thực khác được dùng để làm bánh.

– Whole wheat flour: bột làm từ nguyên hạt lúa mì xay mịn ra.

– Bran flour: bột làm từ lớp vỏ màng của hạt lúa mì.

– Rye flour: bột làm từ hạt lúa mạch đen. Có các loại “con” như light rye, medium rye, dark rye, whole rye flour, rye meal, rye blend.

– Oat flour: bột làm từ hạt yến mạch. Sản phẩm từ hạt yến mạch thường dùng là rolled oats, oat bran.

– Buckwheat flour: bột kiều mạch, thường được sử dụng để làm pancake hoặc crepe. (Loại mì soba nổi tiếng của Nhật được làm từ bột buckwheat)

– Durum flour: bột này làm từ hạt durum (không biết tên tiếng Việt là gì). Spaghetti và các loại pasta khô là làm từ bột này. Trong nướng bánh thì bột này được sử dụng để làm các loại bánh mì đặc sản của Ý.

Nguồn: hervietnam.com

Các loại hạt (nuts) làm bánh

Các loại hạt ngũ cốc, bản thân chúng ăn “không” (tức là đã được rang hoặc sấy nhưng vẫn ở dạng nguyên hạt 😛  ) đã thấy ngon rồi, dùng để làm bánh thì lại càng thơm ngon hơn, tạo nên vị thơm và bùi đặc trưng cho bánh, cũng là nguyên liệu để trang trí bánh rất đẹp mắt nữa. Tuy nhiên giá của những loại hạt này cũng không phải là rẻ chút nào, nhất là khi mua ở những nước không tự trồng hay sản xuất được mà phải nhập khẩu như VN.

Trong bài chia sẻ này, mình tổng hợp lại tên gọi và hình ảnh của  những loại hạt thường dùng trong làm bánh, để những người mới bắt đầu “nghịch” bánh trái không “quay cuồng” khi bước vào cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, để có thể nhìn thấy là nhận ra ngay đó là loại hạt nào.

Trong các cửa hàng, các loại hạt thường được bán dưới dạng nguyên hạt, chẻ đôi hoặc thái vụn thô. Khi mua về chúng cần được bảo quản trong bao bì kín và để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

1. Almond (hạnh nhân)

Đây là loại hạt quan trọng nhất trong làm bánh và được sử dụng rất phổ biến. Tự nhiên, loại hạt này có vỏ nâu. Ngoài ra còn có loại hạt đã tẩy vỏ thành trắng. Trong các cửa hàng thường có hạnh nhân nguyên hạt, tách đôi, cắt lát, hoặc dạng bột.

2. Brazil nuts
Loại hạt này ăn rất hay ^^ mình không biết tả thế nào nhưng mỗi dịp Christmas, các gói hạt tổng hợp thường được bán rất nhiều trong siêu thị, và thế nào cũng có loại hạt này.

3. Cashew (hạt điều)
Loại hạt này thì người VN đã quá quen thuộc rồi ^^ Hạt điều được sử dụng trong làm bánh và trong các món ăn khá nhiều.

4.Hazelnut (hạt dẻ??)
Loại hạt này nguyên vỏ trông hơi giống như hạt dẻ nhỏ thường có ở VN. Tuy nhiên loại hazelnut của phương Tây không phải là giống hạt dẻ đó. Hazelnut dùng làm bánh rất thơm ngon.

 5. Chestnut (hạt dẻ Trùng Khánh??)
Dựa vào hình dạng mà mình đoán loại hạt dẻ này là loại người VN vẫn gọi là hạt dẻ Trùng Khánh – hạt to, ruột khi chín có màu vàng ươm. Quả chestnut trước khi dùng để chế biến món ăn thường phải luộc hoặc rang chín rồi mới dùng được.

6. Coconut (cùi dừa)
Dừa thì quá quen thuộc rồi 😉  Những loại bánh có dùng đến dừa, đa phần dừa phải bào sợi nhỏ, hoặc dừa xay vụn. Dừa có thể ở nguyên dạng ẩm hoặc được sấy khô. Nhiều công thức bánh dùng cụm từ “desiccated coconut” để chỉ loại dừa xay/bào vụn và được sấy khô.

7. Macadamia nut
Loại hạt này không có tên gọi tương đương trong tiếng Việt, chỉ biết là ăn rất ngon và giá cũng rất đắt.

8. Pecan (hạt hồ đào)
Đây cũng là một loại hạt rất đắt tiền, thường chỉ những loại bánh cao cấp mới “dám” dùng đến loại hạt này.

9. Peanut (lạc / đậu phộng)
Trái ngược với những loại hạt đắt tiền trên, lạc là loại hạt rất phổ biến ở VN và cũng rất rẻ tiền. Người Việt hay dùng lạc trong các món ăn. Có những công thức bánh dùng lạc cũng tạo ra mùi thơm đặc trưng cho bánh.

10. Pine nut (hạt thông?)
Loại hạt này lấy tử quả của cây thông (loại thông quả to), cũng là một loại hạt không rẻ. Các món bánh của Ý rất hay dùng đến loại hạt này.

11. Pistachios (hạt dẻ cười)
Loại hạt này hay được sử dụng để trang trí vì màu xanh rất hấp dẫn của nó. Người VN giờ cũng không còn xa lạ gì với loại hạt này.

12. Walnut (hạt óc chó)
Lấy từ quả óc chó. Cùng với almond và hazelnut, đây là loại hạt rất quan trọng trong làm bánh vì walnut được sử dụng khá nhiều trong các loại bánh.

Nguồn: hervietnam.com

Malaysia ký sự II – Putrajara

Lý do đầu tiên chúng tôi chọn thăm địa danh này là vì nó gần KL do đó chi phí đi lại sẽ rẻ.

Cảm xúc của tôi khi lần đầu tiên thấy Putrajara là ngất ngây bới những tòa nhà uy nghi với kiến trúc dành rất nhiều ưu ái cho sự phóng khoáng. Nơi này có phong thái của một quý tộc: vừa uy nghi, vừa duyên dáng nhưng không kém phần tinh tế.

Putrajaya – thủ đô hành chính mới của Malaysia – nằm cách Thủ đô Kuala Lumpur 25km (chúng tôi đi taxi khứ hồm mất 180 ringit), được xây dựng theo mô hình thành phố vườn với tỷ lệ các công trình nhà cửa xây dựng chỉ chiếm 25%, còn lại là đường sá, công viên, khu thể thao, vườn thiên nhiên…

Ý tưởng xây dựng một thành phố mới hiện đại thay thế cho Thủ đô Kuala Lumpur được nhen nhúm vào cuối những năm 1980. Khu đất ở bang Prang Besar cách Kuala Lumpur 25km đã được chọn qui hoạch cho thủ đô mới. Nơi đây được đặt tên là Putrajaya để tưởng nhớ vị thủ tướng Malaysia đầu tiên đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Gần ba mươi năm xây dựng (trừ những năm phải tạm dừng vì khủng hoảng kinh tế), đến nay, nhiều công trình ở Putrajaya đã được hoàn thiện, diện mạo của thành phố đã định.

Putrajaya có diện tích 4.931ha. Hơn 70% diện tích được bao phủ bởi màu xanh của cây cối. Có đến 13 khu vườn và các công trình kênh rạch sông ngòi trong phố. Giữa thành phố là hồ nhân tạo Putra rộng 680ha đóng vai trò điều hòa khí hậu.

Putrajaya có 2 khu: Khu trung tâm Chính phủ và khu ngoại vi dân cư tách biệt nhau bởi hồ Putra. Liên hợp trụ sở Văn phòng Thủ tướng, Chính phủ nằm trên vị trí cao nhất, cao 50m so với mực nước biển, với lối kiến trúc hòa quyện giữa nghệ thuật kiến trúc Malaysia và Mông Cổ với những mái vòm hình củ hành dát gạch nhiều màu. Bao quanh mái vòm lớn là 4 mái vòm nhỏ. Mặt ngoài những tòa nhà chính được trang trí bằng hoa văn chạm khắc truyền thống Malaysia, trong khi dinh thự thủ tướng lại mang một số nét phương Tây hiện đại. Tháp đôi Memara PIH đứng ở vị trí chiến lược phía Bắc đại lộ Precin 2, là tòa nhà mang phong thái thanh tao nhưng bề thế – biểu tượng của quyền lực, sức mạnh trường tồn của tập đoàn cổ phần Berthad Putrajaya – nhà đầu tư chính của Putrajaya. Đây là trung tâm thương mại số 1 có cảnh quan ven hồ quyến rũ và được bao quanh bởi những công viên, vườn cây tuyệt đẹp.

Quảng trường Putra là nơi tổ chức các sự kiện lớn của quốc gia. Nơi đây được thiết kế theo kiểu hình tròn, ở giữa thiết kế ba ngôi sao đồng tâm. Vòng ngoài bao gồm 11 cánh, tượng trưng cho 11 bang trong giai đoạn Malaysia vừa giành được độc lập (8/1957). Ngôi sao thứ hai có 13 cánh tượng trưng cho 13 bang khi đã ổn định đất nước. Cuối cùng là ngôi sao 14 cánh tượng trưng cho 13 bang và thủ phủ mới. Ba vòng tròn ngoài việc thiết kế đẹp, nó còn có ý nghĩa như sự phân kỳ lịch sử của Malaysia từ khi giành được độc lập.

Ở giữa thành phố mà du khách ngỡ như đứng giữa những di sản nhiệt đới: khu đầm lầy Taman rộng 500ha – lớn nhất Malaysia, gồm 12 công viên, 24 đầm lầy, rừng ngập nước, ao hồ với vô số loài chim sống như cò trắng, cò xanh, hồng vạc… Rừng quốc gia Botani rộng 93ha được thiết kế theo kiểu của Hy Lạp tụ hội 700 loài cây có nguồn gốc từ 90 quốc gia. Thật thú vị khi du khách đi trên những chiếc cầu cao ngang tầm với những ngọn cây để hái quả ăn và thưởng thức hương rừng… Một công trình không kém phần quan trọng tạo vẻ đẹp bên trong cho thành phố là đập Putrajaya dài 800m đóng vai trò kiểm soát mực nước hồ và lái dòng chảy ra sông Langat. Đỉnh của đập là điểm quan sát toàn cảnh thành phố Putrajaya.

Một điểm quyến rũ khác của thành phố Putrajaya là sự ra đời của những chiếc cầu bắc qua hồ Putrajaya hiện đại và mỹ thuật. Chẳng hạn như cầu Putra với tổng chiều dài 435m gồm 5 nhịp là chiếc cầu hai tầng đầu tiên tại Malaysia được xây dựng theo kiến trúc của chiếc cầu Khaju nổi tiếng ở Isfahan, Iran. Tầng trên là đại lộ, nối liền Dutaran Putra với văn phòng của Thủ tướng chính phủ. Tầng thấp được sử dụng cho các dịch vụ đường hầm, tàu điện ngầm và đường dành cho người đi bộ. Hay cầu Seri Bakti dài 270m, nổi bật bởi các trụ cầu được thiết kế theo dạng tháp nối kết thủ phủ hành chính ở phía Bắc với quận 16 ở phía Nam. Trên mỗi trụ tháp được trang hoàng những chậu hoa Bougain villeas xinh xắn.

Cầu Seri Perdana dài 370m, được thiết kế theo phong cách của kiến trúc Hồi giáo Moorish. Trên cầu có 8 bãi đỗ xe tại 8 trụ cầu hình tháp, du khách sẽ có nhiều thời gian hơn để ngắm toàn cảnh hồ Putrajaya, khu liên hợp Perdana Putra và nhà thờ Hồi giáo Putra.

Cầu Seri Wawasan là cây cầu dài nhất tại thành phố Putrajaya, kết nối quận 2 và khu dân cư của quận 8. Cầu Seri Wawasan là con đường trọng yếu dẫn vào khu đảo trung tâm. Cầu được thiết kế theo dáng thuyền buồm, với kết cấu dây văng có khung thép gia cố. Sự hào hoa của công trình cộng với hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại đã thu hút được số đông du khách đến chiêm ngưỡng công trình này về đêm…

Thăm Putrajara, du khách hoàn toàn có thể đi về trong ngày và dùng bữa trưa với cơm gà BBQ ngon tuyệt chỉ với giá từ 8 – 10 ringit…..

This slideshow requires JavaScript.

Malaysia ký sự – I

This slideshow requires JavaScript.

Đi du lịch bụi ở Malaysia khó hay dễ??? Đặc biệt là với 05 thị mẹt???….thực ra là dễ.

Nếu các bạn hỏi tôi vì sao tôi quyết định tham gia vào chuyến đi này, tôi chỉ có thể trả lời đơn giản là tôi muốn đi, và đương nhiên sẽ phải bỏ chồng, bỏ con ở nhà để đi…tiếp tục sự nghiệp hoàn thành vai trò mẹ mìn với không ít băn khoăn.

Khoác ba lô với hành trang là một bụng nặng trĩu cảm giác có lỗi với chồng, với con, tôi lên đường đi bụi.

Đến & Đi

Để đến Malaysia với điểm xuất phát là Việt Nam có rất nhiều đường với nhiều mức giá khác nhau, từ 180 USD hai chiều (Tiger airline, Air Asia) đến 300 USD hai chiều với VietNam airline. Với kiểu đi du lịch balo thì đương nhiên càng rẻ càng tốt và kinh nghiệm là book càng xa ngày khởi hành càng có giá tốt.

Một kinh nghiệm nữa là khi book vé máy bay, chúng ta có thể tham khảo cả những gói dịch vụ khách sạn mà các hãng hàng không giới thiệu.

Cho đến thời điểm này, để đến được Malaysia, từ VN chúng ta buộc phải quá cảnh tại sân bay Changi – Singapore vài tiếng đến một ngày; chúng ta cũng có thể chọn đường bộ từ Singapore đi qua Malaysia, tùy thời gian và ngân sách chúng ta có thể dành cho chuyến đi.

Khách sạn

Bên cạnh đó, để có thể book được khách sạn với giá ổn, chúng ta có thể vào các trang giống như booking.com để chọn cho mình mức giá tốt nhất và đương nhiên sẽ trả bằng thẻ. Hiện giờ, thẻ do các ngân hàng Việt Nam ít được chấp nhận, thế nên cách tiện nhất là bạn nên có thẻ của một trong các ngân hàng thuộc danh sách global brand như HSBC, ANZ…

Trang phục:

Các nước trong khu vực ĐNA có kiểu khí hậu giống nhau: rất nắng, hơn nữa Malaysia là đất nước của đạo Hồi, thế nên hầu hết phụ nữ ở đó ăn mặc khá kín đáo. Chúng tôi ở đó 05 ngày, nhưng hầu như chỉ có khách du lịch mới mặc áo 2 dây, còn cư dân tại đó thì có sexy nhất thì cũng chỉ là áo sát nách. Nếu bạn không thích cách ăn mặc quá kín đáo, thì theo kinh nghiệm của tôi, chúng ta có thể mang theo một chiếc khăn choàng nhẹ với chất liệu mát, thấm mồ hôi để vừa có thể kín đáo khi cần thiết, vừa có thể che nắng, cũng có thể giúp cơ thể ấm áp nếu bước chân vào các tòa nhà có hệ thống máy lạnh quá tốt…nói chung là rất hữu ích.

Đi lại trong thành phố:

Nhìn chung, dân Malaysia đa số có thể dùng tiếng Anh, thế nên có thể gặp bất cứ ai để hỏi đường; điều quan trọng nhất bạn cần biết là điểm bạn cần đến thuộc khu vực nào.

Tại KL (Kula Lumpur), hệ thống MRT (xe điện ngầm) Monorail, skytrain rất tiện lợi và rẻ, nên để tiết kiệm với loại hình city tour thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện này, các nhà gas gần nhau và đều có hướng dẫn rất chi tiết bằng tiếng Anh – đây là một thuận lợi rất lớn cho du khách.

Tham quan:

Các điểm tham quan, chúng ta có thể tham khảo trước trên Internet, nhìn chung cần đọc kỹ các bài giới thiệu về điểm đến trước khi đi bất cứ đâu.

Riêng về điểm tham quan Skybrigde – Petronas twin tower, nếu không kịp xếp hàng để nhận vé tham quan miễn phí buổi sáng thì khoảng 05h chiều, bạn có thể quay lại để …năn nỉ được tham gia vào buổi tham quan không công khai.

Ăn uống:

Nếu bạn thích các món có vị cà ry thì nơi này là thiên đường vi đến bánh bao cũng có vị cà ry. Đồ ăn ở đây rẻ so với Singapore, hợp túi tiền của dân du lịch Ba lô VN; tuy nhiên trước khi gọi, bạn cũng nên hỏi giá trước để tránh trường hợp giống như chúng tôi: trái dừa có giá đúng bằng một dĩa cơm gà hoành tráng, ngon ngất ngây.

Toàn cảnh:

KL được mệnh danh là thành phố vườn với rất nhiều cây và khá thanh bình. Cư dân hiền lành, thân thiện, rấ sẵn lòng nếu bạn cần được giúp đỡ; nếu có dịp, đừng từ bỏ qua cơ hội để được đặt chân đến vùng đất này…và tôi, nếu có cơ hội, chắc chắn sẽ quay lại để viếng thăm những nơi tôi chưa kịp đặt chân đến…

Chi phí:

Chúng tôi đi 05 người, ở khách sạn 04 sao ngay tại KL, nhưng chi phí của một người chỉ khoảng 350 USD – không tính mua sắm cá nhân; một cái giá rất tốt để có thể viếng thăm cả 02 đất nước: Malaysia & Singapore…